Cách Xem Số điện Thoại đẹp

Tin Tức

1. Âm Dương là gì?

Âm Dương là thuật ngữ chỉ quy luật vận động chung nhất của vạn vật trong vũ trụ, khái quát những chân lý trong tự nhiên đó là: Vũ trụ phân cực, vạn vật tồn tại dựa trên duy trì sự cân bằng động của hai mặt đối lập nhưng luôn biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau, hai trạng thái đó được gọi là Âm và Dương.

Phân cực Âm Dương cơ bản với số Hà Đồ:

Giáp

Ất

Bính

Đinh

Mậu

Kỷ

Canh

Tân

Nhâm

Quý

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Dương

Âm

Dương

Âm

Dương

Âm

Dương

Âm

Dương

Âm

Dương (lẻ)

Âm (chẵn)

Đặc trưng: mạnh mẽ, hướng ngoại (mang năng lượng dương)

Đặc trưng: Bền bỉ, hướng nội (mang năng lượng âm)

1

2

Sửu

3

Dần

4

Mão

5

Thìn

6

Tỵ

7

Ngọ

8

Mùi

9

Thân

10

Dậu

11

Tuất

12

Hợi

– Dương quái: Càn, Đoài, Ly, Chấn

– Âm quái: Tốn, Khảm, Cấn, Khôn

2. Âm Dương có phải là cặp phạm trù cơ bản của duy vật biện chứng?

Khi nói tới quy luật Âm – Dương, có người cho rằng đó là những quan niệm lạc hậu, mê tín. Những nhận định này xuất phát từ góc nhìn thiên kiến và chưa thực sự tìm hiểu một cách thấu đáo dưới góc nhìn của khoa học thực chứng.

Theo triết học duy vật biện chứng, mọi sự vật hiện tượng luôn tồn tại hai mặt đối lập có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Hai mặt đối lập này theo ngôn ngữ triết học Á đông thì chính là Âm và Dương.

Thật vậy, Âm và Dương luôn tồn tại trong vạn vật như: thời tiết nóng – lạnh; màu sắc có sáng – tối; âm sắc có trong – đục; sinh vật có giống đực – cái; phương vị có phải – trái; số học có chẵn – lẻ, đến thành phần cấu tạo nên phân tử cũng bao gồm các ion+ và ion- .

Âm – Dương luôn có tác động qua lại, khắc chế, chuyển hóa lẫn nhau. Quá nóng hay quá lạnh thì cây cỏ khó tồn tại, chính nhờ trời đất có các mùa luân phiên thay đổi mà vạn vật sinh sôi nảy nở.

3. Tại sao Âm Dương là nền tảng gốc của Ngũ hành Sinh khắc và Kinh dịch?

3.1. Âm Dương với Ngũ hành

Giải về Dịch (trong Kinh dịch toàn thư), Chu Hy có viết “Trong khoảng trời đất, chỉ có một vật là khí, chia ra làm hai thì là Âm Dương, năm hành được gây dựng nên, muôn vật trước sau đều bị cai quản ở đó”.

Các bậc thánh nhân khi chú giải Kinh dịch cũng gọi Trời là khí dương có tính trong, nhẹ, ngôi ở trên, Đất là khí âm , đục nặng, ngôi ở dưới. Chúng tương ứng với số 1 và số 2, đi từ “Dương sang Âm” và cứ thế sinh ra mãi. Dưới đây là là chú thích về các cặp số sinh và thành của Khổng An Quốc, một học giả thời Hán – là cháu đời thứ 12 của Khổng tử đề cập tới trong Hà đồ:

➦ Do đó, ngũ hành không chỉ là 5 trạng thái vật chất cơ bản hay 5 vì tinh tú trên trời đêm, nó là 5 phương thuộc hệ quy chiếu. Nhờ đó, cổ nhân đã dựa vào quy luật “Âm dương – Ngũ hành” để xây dựng cả một học thuyết uyên bác về Vũ trụ và nhân sinh.

Không chỉ sử dụng quy luật Âm dương – Ngũ hành để làm lịch (hệ quy chiếu thời gian) và dự đoán về thời tiết, khí hậu, ứng dụng trong y học chẩn đoán và điều trị, cổ nhân còn sử dụng quy luật này để dự báo thịnh suy của thời vận.

3.2. Âm Dương với Kinh dịch

Theo chiết tự, chữ Dịch (易) gồm chữ “Nhật” (日) ở trên và chữ “Vật” (勿) ở dưới tạo thành. Từ tạo hình và ý nghĩa, Nhật tượng trưng cho mặt trời (Dương khí); Vật tượng trưng cho mặt trăng (Âm khí) vì vậy, theo tượng hình thì chữ Dịch (易) do Âm Dương hợp thành.

Phần mở đầu của Kinh dịch quyển thượng có viết, Vua Phục Hy nhìn thấy Long mã hiện hình trên sông Hoàng Hà, trên lưng có khoáy từng đám từ 1 đến 9, Vua xem những khoáy đó mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra thành nét.

– Đầu tiên vạch một nét liền ㈠ tức là vạch Lẻ đại diện cho khí Dương, tượng là mặt trời;

– Tiếp sau vạch một nét đứt (- -) tức là vạch Chẵn đại diện cho khí Âm, tượng là mặt trăng;

– Hai vạch liền và đứt được gọi là Lưỡng nghi (nghi Dương và nghi Âm)

– Tiếp đến lại thêm một vạch nữa lên trên tạo thành Tứ tượng

– Thêm một vạch lên Tứ tượng thành Bát quái

Bát quái sinh lục thập tứ quái: lấy 2 quái (thuộc Bát quái) đặt chồng lên nhau tạo ra 64 quẻ trùng quái – tức quẻ dịch gồm 2 quái (thượng quái và hạ quái) mà thành.

Nội dung chính của Kinh dịch chính là luận giải 64 tượng quẻ dựa trên sự biến thiên của các hào Âm – Dương trong mỗi quẻ dịch. Từ sự suy xét sự biến thiên này mà luận sự biến thiên của vận số.

“Việc đặt ra Lục hào – bát quái không phải ẩn ý quanh co – mà là sự vận động của âm dương – sự lưu thông của khí huyết”.

3.3. Ngũ hành với Kinh dịch

Trong khi Bát quái và 64 quẻ trùng quái dựa trên cơ sở biến hóa của Âm – Dương thì Hà đồ và Lạc thư là thuật số học cổ xếp theo hệ tọa độ phương vị. Dựa trên đặc trưng của mỗi hành trong ngũ hành tương ứng với từng phương vị (vị trí của các số sinh tương ứng với ngũ hành trong bảng ma phương lạc thư) cũng như quái khí (đặc tính của các trường khí trong mỗi quái) mà cổ nhân đã tạo nên Bát quái đồ – Hệ quy chiếu hoàn chỉnh để sử dụng trong dự báo.

Như vậy có thể thấy Âm Dương – Ngũ hành là nền tảng, gốc rễ mà từ đó cổ nhân phát triển các khoa dự báo như Bốc Dịch, Tử Vi, Tướng, Số, đều triệt để áp dụng thuyết Âm Dương, Ngũ Hành sinh khắc. Không chỉ vậy, trong khoa học ứng dụng như kiến trúc, y dược cũng áp dụng những nguyên lý cơ bản này.

Sẽ là thiếu sót dẫn tới sai lệch nghiêm trọng nếu chọn sim phong thủy mà bỏ qua xem xét yếu tố Ngũ hành sinh khắc. Cùng với thuyết Âm Dương, quy luật Ngũ hành sinh khắc là nền tảng trọng yếu trong dự đoán học Phương Đông cổ. Chi phối tới tự tồn tại, sinh – khắc – chế – hóa lẫn nhau.

Một số sim có nội tại sinh khí, với nhiều yếu tố may mắn như có quẻ dịch là quẻ cát, có âm dương cân bằng nhưng nếu ngũ hành sim xung khắc với mệnh chủ thì không những không phát huy được cát khí mà còn có thể sinh nhiều tai ương, tài vận đi xuống. Vì vậy, không có số sim phong thủy tốt cho tất cả mệnh chủ.

Rate this post