Xin chào Luật sư. Em hiện nay đang là sinh viên năm nhất, do chương trình học năm nhất khá ít nên em muốn chạy xe ôm công nghệ để kiếm thêm thu nhập. Hiện nay, em thấy rằng khi lái xe ôm công nghệ sẽ phải gắn điện điện thoại trên xe để xe lộ trình chuyến đi được dễ dàng hơn. Vậy không biết rằng việc gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không? Đồng thời, em có thắc mắc rằng khi lái xe thì sẽ cần mang theo những giấy tờ gì? Nếu không có đủ thì sẽ bị phạt ra sao? Mong được Luật sư hỗ trợ, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến CSGT. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến độc giả.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 123/2021/NĐ-CP
TÓM TẮT
- 1 Người điều khiển phương tiện giao thông cần mang theo những giấy tờ gì khi đi ra ngoài?
- 2 Gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không?
- 3 Mức phạt tiền khi không mang Giấy đăng ký xe
- 4 Mức phạt tiền khi không mang Giấy phép lái xe
- 5 Mức phạt khi không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
- 6 Mức phạt khi không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- 7 Mức phạt đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang giấy tờ xe
- 8 Câu hỏi thường gặp:
Người điều khiển phương tiện giao thông cần mang theo những giấy tờ gì khi đi ra ngoài?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo những giấy tờ sau:
– Giấy đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không?
Trên thực tế, việc sử dụng điện thoại khi lái xe hiện đang xảy ra khá phổ biến đối với các tài xế xe ôm công nghệ.
Các tài xế này, nhiều người gắn hẳn chiếc điện thoại vào tay lái để dễ dàng dùng mắt theo dõi bản đồ khi đang trong hành trình, hoặc thỉnh thoảng còn dùng ngón tay (khi đó chỉ còn 1 tay cầm lái) zoom màn hình và chạm để kéo qua trái/phải, trên/dưới để xem đích đến đón khách và trả khách.
Quy định của luật là đã dùng điện thoại di động thì phải dừng xe. Còn nếu đang di chuyển mà vẫn sử dụng điện thoại di động, thứ nhất là có thể không làm chủ được tốc độ, thứ hai là không bảo đảm an toàn giao thông đặc biệt là khi có chở khách.
Khi mắt phải theo dõi trên màn hình điện thoại, tài xế sẽ khó mà quan sát một cách bao quát và đầy đủ xung quanh trong khi ở phía trước có thể có rất nhiều người xe đông đúc, rất dễ dẫn đến tai nạn.
Trường hợp sử dụng ngón tay để zoom màn hình điện thoại hay kéo màn hình theo các chiều, đó là lỗi vi phạm đã quá rõ ràng.
Theo nhà báo chuyên về công nghệ Phạm Hồng Phước, việc tài xế đang lái xe mà cứ nhìn vào màn hình điện thoại có thể là hành vi vi phạm nghiêm trọng và cũng có thể còn dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng vì người lái xe lúc đó không thể quan sát được phía trước và xung quanh.
So với tài xế xe ôm công nghệ thì các tài xế taxi công nghệ ngồi trong xe ôtô, việc nhìn hoặc dùng tay để chạm vào điện thoại khó bị quan sát hơn. Tuy nhiên, đó vẫn là hành vi vi phạm và sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Mức phạt tiền khi không mang Giấy đăng ký xe
Theo quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:
– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng;
– Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Mức phạt tiền khi không mang Giấy phép lái xe
Theo quy định tại điểm c khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm sau:
+ Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
+ Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
Mức phạt khi không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Mức phạt khi không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
Mức phạt đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang giấy tờ xe
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe máy chuyên dùng bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các vi phạm sau:
– Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
– Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy đăng ký xe;
– Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).
Vậy, tùy theo loại xe mà người điều khiển phương tiện sử dụng và loại giấy tờ người đó không mang theo mà mức xử phạt dành cho người điều khiển phương tiện giao thông có thể từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- CSGT được trang bị gì khi xử lý vi phạm giao thông?
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm giao thông xử phạt thế nào?
- Hướng dẫn nộp phạt vi phạt giao thông nhanh chóng năm 2022
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về phí tách sổ đỏ hiện nay cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.