TÓM TẮT
Cách xử lý nhanh khi loa điện thoại bị vô nước
Bước 1. Tắt nguồn điện thoại. Úp phần loa hướng xuống dưới để nước không thể ngấm vào bên trong điện thoại và chảy được ra ngoài. Sau đó dùng khăn mềm khô lau toàn bộ thân máy và các cạnh có kẽ hở như loa, cổng sạc hoặc cổng cắm tai nghe. Tuyệt đối không được thổi vào các lỗ này vì như thế sẽ làm nước chạy ngược vào trong. Tương tự, cũng không nên dùng quạt hoặc máy sấy để làm khô máy.
Bước 2. Tháo SIM và thẻ nhớ ra rồi dùng tăm bông để lau bên trong khe SIM trên máy.
Bước 3: Sau khi đã lau khô xong bên ngoài, hãy để máy ở môi trường khô ráo – thoáng mát khoảng 2-3 tiếng hoặc hơn để tránh bị chập điện.
Đặc biệt, loa là bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất mỗi khi điện thoại bị vào nước. Hãy thử bật loa ngoài với âm lượng lớn để kiểm tra xem loa có bị rè không. Nếu có thì khả năng cao là loa điện thoại đã bị vào nước, lúc này bạn hãy lần lượt làm theo các cách bên dưới để đẩy nước ra khỏi loa điện thoại.
Xem thêm: Cách sửa lỗi biểu tượng loa bị gạch chéo đỏ trong Windows 10
Cách khắc phục khi loa điện thoại bị vô nước
1. Bật tần số thấp
Vào trang web https://www.szynalski.com/tone-generator/, chọn tần số 100-250 Hz và nhấn PLAY. Mức tần số này này sẽ tạo độ rung để đẩy nước ra khỏi loa.
2. Bật nhạc có bass to
Bạn có thể vào Youtube tìm từ khoá “bass music”, hoặc bật ngay bài Bass test – Feel The BASS (bass boosted) và phát bằng loa ngoài ở mức âm lượng tối đa. Việc này cũng là để tạo độ rung cho loa điện thoại để đẩy nước ra ngoài.
3. Để điện thoại vào túi hút ẩm
Túi hút ẩm lúc này sẽ là vị cứu tinh hoàn hảo nếu điện thoại bị vô nước. Hãy bao bọc điện thoại trong các túi hút ẩm khoảng nửa ngày. Sau đó nếu kiểm tra lại mà loa vẫn còn rè thì bạn nên đem điện thoại ra trung tâm bảo hành để được tư vấn xử lí đúng cách, và có thể là thay cả linh kiện nếu cần thiết.
Bạn có thể đặt mua những túi hút ẩm này trên các sàn thương mại điện tử với giá rất rẻ, khoảng vài chục nghìn cho một kilogram túi hút ẩm, dùng cả năm cũng không hết được.
Lưu ý
Không nên cho điện thoại vào thùng gạo để hút ẩm dù cách này được khuyên dùng ở rất nhiều nơi. Thứ nhất là hạt gạo nhỏ có thể bị kẹt trong cổng sạc hoặc giắc tai nghe 3.5mm nếu có.
Thứ hai là gạo có rất nhiều bụi li ti, chúng sẽ bay khắp các lỗ hổng của điện thoại từ micro, loa, cổng sạc, giắc tai nghe hay thậm chí cả các khe viền nếu máy của bạn không có khả năng kháng bụi.
Xem thêm: Cách khắc phục lỗi laptop cắm tai nghe nhưng vẫn phát loa ngoài