Số điện Thoại Bệnh Viện Mắt điện Biên Phủ

Tin Tức

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin chi tiết về hướng dẫn đi khám bệnh tại Bệnh viện Mắt TP.HCM. Nắm được quy trình, các thủ tục cần thiết khi đi khám chữa bệnh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn đấy!

Đôi nét về Bệnh viện Mắt TP.HCM

Được thành lập từ năm 1978, trước đây bệnh viện mang tên Bệnh viện Điện Biên Phủ, sau đó được đổi tên thành Trung tâm Mắt và được chính thức đổi tên thành Bệnh viện Mắt từ năm 2002. Qua hơn 30 năm phát triển, Bệnh viện Mắt TP.HCM hiện nay là trung tâm dẫn đầu về nhãn khoa trong cả nước với chức năng chính là khám, điều trị các bệnh lý về mắt cho nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Nam.

Bệnh viện chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, ngang tầm với các nước trong khu vực với nhiều thiết bị kỹ thuật cao như máy phẫu thuật Lasik, máy phẫu thuật phaco, máy chụp OCT 3D… nhằm phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân.

Bệnh viện mắt tphcm điện biên phủ

Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện

  • Tiếp nhận và xử trí các trường hợp cấp cứu về mắt;
  • Thực hiện việc điều trị, chẩn đoán, phòng ngừa các bệnh về mắt;
  • Đào tạo, huấn luyện cán bộ y tế chuyên khoa mắt;
  • Hướng dẫn, chỉ đạo các bệnh viện tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật;
  • Hợp tác nghiên cứu khoa học trong nước và khu vực;
  • Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo sự chỉ đạo của Nhà nước: Phòng chống mù lòa, chăm sóc mắt ban đầu, chăm sóc mắt học đường.

Bệnh viện Mắt TP.HCM là bệnh viện chuyên khoa hạng I chuyên ngành Nhãn Khoa hàng đầu của Việt Nam. Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện có trình độ chuyên môn cao, luôn được đào tạo nâng cao về trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu khám và điều trị của người dân ngày càng cao.

Đồng thời, đảm bảo sự hài lòng cao nhất cho bệnh nhân cũng như về thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Vì vậy, Bệnh viện Mắt TP.HCM luôn là lựa chọn hàng đầu cho những người bệnh có vấn đề về mắt tại TP.HCM và khu vực miền Nam.

Địa chỉ và thời gian khám bệnh tại Bệnh viện Mắt TP.HCM

Địa chỉ: 280 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, TP.HCM.

Điện thoại: Điện Thoại Cho Người Già.

Giờ khám bệnh

1. Trong giờ

  • Từ thứ Hai đến thứ Sáu:

Thời gian khám bệnh:

  • Sáng: 6:00 – 11:00
  • Chiều: 13:00 – 16:00

2. Ngoài giờ: khu khám 1

  • Từ thứ Hai – Thứ Sáu:

Thời gian khám bệnh:

  • Chiều: 16:00 – 19:00

  • Thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ:

Thời gian khám bệnh:

  • Sáng: 7:00 – 10:30
  • Chiều: 13:00 – 16:30

Khoa Khúc xạ nghỉ thứ 7, chủ nhật.

Có thể bạn quan tâm: Top 5 bệnh viện, phòng khám mắt tốt và uy tín trên địa bàn TPHCM.

Chi phí khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Mắt TP.HCM

Bảng giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo (cập nhật tháng 4/2022), để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với Bệnh viện Mắt TP.HCM.

Khám chữa bệnh (theo yêu cầu)

  • Khám chữa bệnh (có BHYT)

Khám mắt ngoài giờ

  • 200.000 (Khám chữa bệnh)
  • 117.100 (Khám chữa bệnh có BHYT)

Đo khúc xạ

  • 60.000 (Khám chữa bệnh)
  • 39.800 (Khám chữa bệnh có BHYT)

Khám lé + Khúc xạ lé

  • 300.000 (Khám chữa bệnh > 6 tuổi)
  • 258.600 (Khám chữa bệnh < 6 tuổi)
  • 39.800 (Khám chữa bệnh có BHYT)

Khám trọn gói phẫu thuật Lasik

  • 500.000

Tái khám phẫu thuật Lasik

  • 100.000

Khám đặt kính áp tròng (lần 1)

  • 200.000

Khám đặt kính áp tròng (lần 2)

  • 50.000

Khám điều trị sẹo giác mạc bằng Laser

  • 250.000

Khám rạch giác mạc điều trị loạn thị

  • 250.000

Hướng dẫn các bước đăng ký khám bệnh

Nếu bạn có nhu cầu khám và điều trị bệnh về mắt, hoặc đến tái khám sau khi đã điều trị nội, ngoại trú và sau phẫu thuật, bạn hãy lần lượt thực hiện những bước sau:

1. Khu khám 1 (cổng Nguyễn Thông)

Khám lần đầu (chưa có sổ)

  • Bước 1: Xếp hàng vào khu vực lấy số thứ tự. Chuẩn bị sẵn giấy tờ tùy thân và đưa nhân viên nhập lưu vào máy.
  • Bước 2: Nhận số thứ tự có ghi tên người bệnh từ nhân viên bệnh viện và bước sang khu vực mua sổ khám.
  • Bước 3: Vào khu vực ngồi chờ đến số thứ tự, theo dõi trên bảng hiển thị số thứ tự để đăng ký khám.
  • Bước 4: Số thứ tự hiển thị trên màn hình quầy nào, bạn đưa số thứ tự, sổ khám, các loại giấy tờ: CCCD, thẻ BHYT, giấy chuyển viện,… để nhân viên làm thủ tục đăng ký khám.
  • Bước 5: Bạn đến số phòng trên sổ khám, chờ đến số thứ tự hiển thị trên màn hình trước mỗi phòng khám để vào phòng khám.

Tái khám (đã có sổ khám bệnh cũ hoặc toa thuốc bệnh viện Mắt)

  • Bước 1: Xếp hàng vào khu vực lấy số thứ tự. Chuẩn bị sẵn sổ khám bệnh đã có mã số BN hoặc toa thuốc bệnh viện.
  • Bước 2: Đưa mã BN vào kiot để quét và nhận số thứ tự có ghi tên BN.
  • Sau đó, thực hiện tương tự như bước 3, 4, 5 ở trên.

2. Khu khám 2 (cổng Bà Huyện Thanh Quan)

Khám lần đầu (chưa có sổ khám bệnh)

  • Bước 1: Xếp hàng vào khu vực lấy số thứ tự.
  • Bước 2: Ra bàn điền đầy đủ thông tin và số thứ tự.
  • Bước 3: Vào khu vực ngồi chờ đến số thứ tự, theo dõi trên bảng hiển thị số thứ tự để đăng ký khám.
  • Bước 4: Số thứ tự hiện trên màn hình, bạn đến bàn mua sổ.
  • Bước 5: Nộp sổ kèm số thứ tự cho bảo vệ trước quầy, để nhân viên làm thủ tục đăng ký khám.
  • Bước 6: Bạn đến số bàn trên sổ khám, chờ đến số thứ tự hiển thị trên màn hình ở khu vực chờ khám để vào phòng đo thị lực và khám.

Tái khám (đã có sổ khám bệnh cũ hoặc toa thuốc bệnh viện Mắt)

  • Bước 1: Xếp hàng vào khu vực lấy số thứ tự.
  • Bước 2: Vào khu vực ngồi chờ đến số thự tự đăng ký khám, theo dõi trên bảng hiển thị số thứ tự để đăng ký khám.
  • Tiếp tục thực hiện như bước 5, 6 ở trên.

3. Mua thuốc

Người bệnh có thể mua thuốc ở nhà thuốc bệnh viện hoặc ở ngoài tuỳ theo nhu cầu cá nhân. Đối với người bệnh muốn mua thuốc ở nhà thuốc bệnh viện, bạn thực hiện các bước sau:

  • Nộp sổ khám bệnh và toa thuốc tại đây.
  • Chờ gọi tên theo thứ tự nộp sổ.
  • Khi được gọi tên, bạn tới đóng tiền tại quầy thu ngân của nhà thuốc bệnh viện và đợi nhận thuốc.
  • Kiểm tra thuốc (đúng thuốc, đủ số lượng) trước khi rời khỏi quầy.

Nhà thuốc bệnh viện Mắt TPHCM

Xem thêm: 7 loại thuốc nhỏ mắt cho tình trạng khô mắt mà bạn cần biết.

A. Đối với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế:

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế phải xuất trình thẻ BHYT có dán ảnh của bản thân hoặc một loại giấy tờ tuỳ thân có dán ảnh (như căn cước công dân hoặc bằng lái xe).

Người bệnh có thẻ y tế đăng ký ở bệnh viện khác phải có giấy chuyển tuyến từ nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu theo đúng quy định.

B. Đối với bệnh nhân đi tái khám

Người bệnh đi tái khám phải mang theo giấy hẹn tái khám của bác sỹ và sổ khám bệnh trước đây.

Rate this post