Trong thời đại hiện nay, khi các kênh liên lạc đa dạng, điện thoại vẫn là phương tiện tương tác trực tiếp được nhiều người ưu tiên sử dụng nhất. Với tính tiện lợi và tốc độ nhanh chóng, liên lạc qua điện thoại giúp khách hàng tiếp cận doanh nghiệp dễ dàng hơn qua các kênh khác. Do đó, việc lựa chọn một số điện thoại doanh nghiệp “đẹp” không chỉ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu mà còn thúc đẩy mối quan hệ tương tác với khách hàng.
Vậy, hãy cùng CGV Telecom tìm hiểu cách đăng ký số điện thoại doanh nghiệp và các đầu số phổ biến hiện nay.
TÓM TẮT
Số điện thoại doanh nghiệp là gì?
Số điện thoại doanh nghiệp là đường dây hotline chuyên nghiệp, được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm giải đáp thắc mắc của khách hàng hoặc tiếp nhận phản hồi qua cuộc gọi đến.
Đầu số điện thoại của doanh nghiệp sử dụng giao thức SIP trên nền tảng Internet. Công nghệ SIP cho phép hệ thống Contact Center của doanh nghiệp tích hợp nhiều đầu số để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp có thể tương tác và chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn.
Tại sao cần đăng ký số điện thoại hotline cho doanh nghiệp?
Ngoài các phương tiện truyền thông khác như email, website, mạng xã hội, số điện thoại doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện thương hiệu và xác định giá trị đối với khách hàng. Cho dù bạn không có một hệ thống liên lạc lớn, đầu số hotline vẫn là một yếu tố quan trọng để tiếp cận khách hàng. Vì vậy, đã từ khi kinh doanh, tạo ra một đầu số đẹp và dễ nhớ ngay từ đầu sẽ giúp bạn tạo ấn tượng và duy trì tương tác với khách hàng một cách hiệu quả.
Khi doanh nghiệp phát triển quy mô và mở rộng thị trường, việc sử dụng điện thoại di động hoặc điện thoại bàn để liên lạc nội bộ sẽ tốn nhiều chi phí về thiết lập, vận hành và bảo trì. Khi bạn mở rộng mô hình kinh doanh và có một bộ phận chuyên phục vụ khách hàng qua điện thoại, việc sử dụng điện thoại bàn sẽ giới hạn khả năng tiếp nhận nhiều thông tin đồng thời của nhân viên. Do đó, bạn cần một hệ thống tổng đài thông minh kết hợp với số điện thoại doanh nghiệp để thiết lập định dạng thương hiệu và tạo kết nối chặt chẽ với khách hàng.
Cách thức tạo nên số điện thoại hotline doanh nghiệp
Để tạo một số điện thoại doanh nghiệp hiệu quả, đầu tiên bạn cần chuyển đổi hệ thống điện thoại thông thường sang sử dụng VoIP. Lợi ích của việc sử dụng VoIP là bạn chỉ cần đăng ký một số điện thoại mà có thể sử dụng cho toàn bộ hệ thống của mình, thay vì cần mua thiết bị mới khi muốn đổi hoặc bổ sung số điện thoại.
Bên cạnh đó, VoIP còn có nhiều tính năng vượt trội như chức năng thoại, khả năng thêm số điện thoại vào nhiều thiết bị, khả năng trả lời cuộc gọi 24/7,… Tất cả những tính năng này sẽ phù hợp với yêu cầu và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn có thể dễ dàng làm việc mọi lúc, mọi nơi và nhanh chóng chuyển đổi nhà cung cấp hoặc tổng đài liên lạc mà không phải lo ngại về việc thay đổi hệ thống phức tạp.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, có tổng cộng 5 đầu số cho các doanh nghiệp lựa chọn để đăng ký số điện thoại. Bao gồm: 1900, 1800, đầu số cố định, di động và số sao. Vậy đâu là đặc điểm và cách nhận biết các loại đầu số này? Hãy cùng tìm hiểu.
- Đầu số 1900: Giá cước cuộc gọi từ 1.000 – 15.000 đồng/phút tùy thuộc vào nhà mạng cung cấp.
- Đầu số 1800: Miễn phí cước gọi đến cho khách hàng. Phù hợp cho các doanh nghiệp chú trọng vào việc chăm sóc khách hàng toàn diện.
- Đầu số cố định: Sử dụng đầu số cố định đem lại tính ổn định với cước gọi rẻ. Tuy nhiên, đầu số này không thể sử dụng ở các tỉnh/thành phố khác.
- Đầu số di động: Cước phí gọi nội mạng của số di động thường rẻ hơn số cố định, phù hợp cho các doanh nghiệp thường xuyên gọi ra bên ngoài.
- Đầu số sao: Đẹp và dễ nhớ bởi dãy số ngắn và khác biệt, nhưng khách hàng sẽ phải trả cước phí 1.136 đồng/phút.
Các bước đăng ký số hotline doanh nghiệp tại CGV Telecom đơn giản
Cùng CGV Telecom tìm hiểu về 4 bước đăng ký số hotline doanh nghiệp đơn giản và nhanh chóng nhất nhé.
Bước 1: Đăng ký số điện thoại doanh nghiệp
- Chọn một hoặc nhiều đầu số phù hợp với doanh nghiệp.
- Cung cấp bản sao ĐKKD hoặc CCCD.
- Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền.
Bước 2: Lựa chọn tổng đài để sử dụng
- Thuê tổng đài ảo hoặc Call Center.
- Đầu tư tổng đài nội bộ IP PBX.
- Cung cấp pháp nhân ĐKKD.
Bước 3: Trang bị các thiết bị đầu cuối
Để có thể sử dụng tổng đài, doanh nghiệp cần trang bị các thiết bị đầu cuối như máy tính, điện thoại IP, phần mềm, wifi,…
Bước 4: Lắp đặt hệ thống và sử dụng
- Thiết lập địa điểm lắp đặt tổng đài và cài đặt các tính năng sử dụng.
- Tạo lời chào cho tổng đài và thiết lập các phím tắt.
- Cài đặt số lượng điện thoại viên/nhân viên thực hiện trực tổng đài.
- Soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng.
Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã biết cách đăng ký số điện thoại doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và quy mô phát triển của doanh nghiệp. Số điện thoại doanh nghiệp không chỉ giúp khách hàng nhớ đến mà còn tăng giá trị thương hiệu, thiện cảm và cái nhìn chuyên nghiệp đối với doanh nghiệp. Hãy mở cánh cửa liên lạc tới thành công của bạn với số điện thoại doanh nghiệp ngay hôm nay!