TÓM TẮT
Giờ lễ nhà thờ Chí Hòa
– Ngày thường từ thứ 2 đến thứ 7: 5h00 – 17h30
– Ngày thứ 5: 5h00 – 15h00 – 17h30
– Chúa nhật: 5h00 – 6h30 – 8h00 – 9h30 – 15h00 – 16h30 – 18h00
Nhà thờ Chí Hòa ở đâu?
– Địa chỉ: 149 Bành Văn Trân, phường 7, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
– Bổn mạng: Đức Mẹ Môi Khôi
– Năm thành lập: 1771 – 1990
– Chánh xứ: Cha Clemente Lê Minh Trung
– Phó xứ: Cha Mattheu Bùi Anh Thi
– Linh mục: Martino Nguyễn Phương Linh
>> Xem thêm: Hành Hương Công Giáo
Chi tiết Giáo xứ Chí Hòa
Họ Chí Hòa khởi đầu là họ nhánh của họ Chợ Quán (1771-1890) được Đức Giám mục Phêrô Bá Đa Lộc quy tụ, sau đó là họ nhánh của họ Tân Định.
Họ đạo được chính thức thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1890 với tên Thạnh Hòa, gồm có 100 giáo dân, do linh mục Jean Génibrel (Thượng) (cha sở Tân Định) phụ trách.
Thánh đường đầu tiên cũng là thánh đường hiện tại, được Đức cha Mão (Mossard) xây vào năm 1890 (khánh thành ngày 7 tháng 10 năm 1890) trên khu đất do ông Huyện sĩ Lê Phát Đạt dâng cúng, khu đất này rộng tới 600 mẫu.
Cũng năm đó, một số giáo dân ở Họ Đạo bên cạnh sát nhập vào nên bổn đạo lên tới 700 người và linh mục Phêrô Nguyễn Thông Lý được đặt làm cha sở đầu tiên.
Năm 1910 đổi tên thành Họ Chí Hòa với 700 giáo dân do linh mục Phaolô Nguyễn Văn Quy phụ trách.
Gợi ý: Đức Mẹ Tà Pao – Nơi Hành Hương Của Các Con Chiên
Các linh mục từng phụ trách Họ Đạo
1. Linh mục Phêrô Nguyễn Thông Lý (1910-1911)
2. Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Quy (1911-1919)
3. Linh mục Gioan Baotixita Lê Minh Cậy (1919-1920)
4. Linh mục Mátthêw Lưu Minh Chiểu (1920-1923)
5. Linh mục Sébas Hồ Đoan Chánh (1923-1924)
6. Linh mục Mátthew Lưu Minh Chiểu (1924-1940)
7. Linh mục Mátthew Đức (1940-1941)
8. Linh mục Gabriel Phan Văn Thọ (1941-1942)
9. Linh mục Phêrô Đặng Ngọc Thái (1942-1943)
10. Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (1943-1956)
11. Linh mục Phêrô Nguyễn Thành Công (1956-1957)
12. Linh mục Phaolô Đào Năng Tịnh (1957-1958)
13. Linh mục Phêrô Nguyễn Thanh Thời (1958-1961)
14. Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Tam (1961-1975)
15. Linh mục Gioan Baotixita Hồ Văn Vui (1975 – 2013)
16. Linh mục Clêmentê Lê Minh Trung (7/2013 đến nay)
Mừng bổn mạng Bà Mẹ Công Giáo
“Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa là hồng ân đặc biệt nhất mà Thiên Chúa đã trao ban cho Đức Mẹ. Từ ơn cao cả này, Mẹ đã được những đặc ân khác như: Vô nhiễm nguyên tội, Hồn Xác lên trời, Hiệp thông cứu chuộc loài người, tước hiệu Nữ Vương Thiên đàng, trung gian giữa Mẹ giáo hội và Mẹ các tín hữu”.
Những tà áo dài trắng, khăn choàng của đông đảo các bà mẹ giáo hạt Chí Hoà đã làm hàng chào đón quý cha, quý quan khách. Lúc 16g30, những tràng pháo tay, tiếng kèn thổi vang làm không gian rộn ràng khi ĐGM Phêrô tiến vào khuôn viên giáo xứ. Tiếp theo, cuộc rước kiệu Mẹ Thiên Chúa được diễn hành.
Trong niềm hân hoan đó, ĐGM Phêrô chia sẻ Tin Mừng Thánh Luca nói đến việc Chúa Giêsu chịu phép Cắt Bì sau khi Đức Mẹ hạ sinh được tám ngày.
Nghi thức này, Chúa muốn chứng tỏ mình là Con Thiên Chúa, xuống thế làm người như chúng ta. Thiên Chúa đã chọn Mẹ Maria làm Mẹ Đấng Cứu thế, làm Mẹ của Thiên Chúa, cũng là Mẹ chúng ta.
Riêng CBMCG hạt Chí Hoà nhận Mẹ Thiên Chúa làm bổn mạng, xin Mẹ cũng ban cho các chị em ý thức vai trò quan trọng của mình trong gia đình và ngoài xã hội, luôn biết nhìn lên Mẹ là mẫu gương, biết hy sinh tận tuỵ và giáo dục con cái.
Đặc biệt năm nay Giáo hội hướng đến “Người trẻ bước vào đời sống hôn nhân gia đình”. Trong niềm vui tình yêu, gia đình luôn cảm nhận được tình yêu của Chúa, để mỗi gia đình sẽ là một phần tử của xã hội công bình, bác ái và yêu thương.
Ngôi nhà thờ “bí ẩn” khu Ông Tạ
Theo bản đồ địa hình Sài Gòn – Gia Định 1882, ở vị trí “khoảnh đất khá cao khô ráo” (nay là một phần khu chợ Phạm Văn Hai, khu trung tâm Ông Tạ) có một công trình ký hiệu hình thập giá, ghi rõ “église” (nhà thờ). Khi bà con Bắc di cư tới đây năm 1954, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, hầu như ít ai biết từng có một ngôi nhà thờ ở đó.
Khu vực có ngôi nhà thờ nay là chợ Phạm Văn Hai này trước 1983 – 1985 là khu vực có 5 nghĩa địa. Lúc ấy, tôi cũng như nhiều bà con Công giáo Ông Tạ những ngày lễ Các Thánh 1-11 thường đến nghĩa trang Tân Định thắp hương và dự thánh lễ do một linh mục ở giáo xứ Tân Định chủ tế. Bàn lễ đặt ở một công trình xây dựng đơn giản tại cuối nghĩa trang; không phải là một nhà thờ, nhà nguyện hay đền thánh gì.
Hiếm ai biết, khó ai nghĩ nơi đây từng có một nhà thờ vì lúc ấy đã không còn vết tích. Chuyện gì đã xảy ra với ngôi nhà thờ Công giáo đầu tiên ở làng Chí Hòa này?
Theo Lược sử giáo xứ Chí Hòa, nhà thờ Chí Hòa đã có từ năm 1890. Tuy nhiên, toàn bộ những bản đồ tôi có từ 1903 trở về trước, khu vực nhà thờ Chí Hòa hiện nay không hề ghi nhận ngôi nhà thờ nào.
Nhưng đến hai tấm bản đồ cùng ra năm 1904 là “Service Geographique de l’Indo-Chine” (Phục vụ địa lý) và “1904 – Environs de la place de Saigon 1904” (ngoại vi khu trung tâm Sài Gòn), có một công trình có hình thập giá ở ngôi nhà thờ tại vị trí nhà thờ Chí Hòa hiện nay.
TÌM HIỂU THÊM
Ghé 7 Nhà Thờ Ở Bình Châu Hồ Cốc, Nơi Cầu Nguyện Của Con Chiên
Nhà thờ mới do ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu tài trợ xây dựng
Nhiều người ở Sài Gòn – Gia Định xưa đều biết nhà thờ Chí Hòa có “anh em, bà con ruột thịt” với ba ngôi thánh đường Sài Gòn xưa nổi tiếng là Chợ Quán, Tân Định và Chợ Đũi (tức Huyện Sỹ), thậm chí như “anh em song sinh” với nhà thờ Huyện Sỹ.
Lược sử giáo xứ Chí Hòa ghi: “Họ Chí Hòa khởi đầu là họ nhánh của họ Chợ Quán (1771 – 1890) được Đức Giám mục Phêrô Bá Đa Lộc quy tụ, sau đó là họ nhánh của họ Tân Định”. Nhà thờ lúc ấy mang tên Thạnh Hòa do nằm trên đất Thạnh Hòa – một thôn của làng Tân Sơn Nhứt với khuôn viên khá rộng.
Trước năm 2000, có một con đường ở giáo xứ Nghĩa Hòa (nay là phường 7, quận Tân Bình) mang tên Lê Phát Đạt (nay là đường Đặng Lộ), gần nhà thờ Chí Hòa. Không phải ngẫu nhiên. Một số tư liệu hiện nay trong xã hội, sách báo lẫn văn bản của các giáo xứ cho rằng: Đất đai, nhà thờ Thạnh Hòa nằm trong khu đất 600ha của ông Huyện Sỹ Lê Phát Đạt dâng cúng. Riêng báo Nam Kỳ Địa Phận số 515, ngày 26-12-1918 (trang 807) và số 516, ngày 01-01-1919 (trang 07) ghi là 480ha.
Lý do: họ nhánh Thạnh Hòa lúc ấy là một họ đạo nghèo với khoảng 100 giáo dân. Ông Huyện Sỹ dâng cúng đất để nhà thờ cho bà con nông dân thuê trồng trọt, giải quyết chi phí sinh hoạt trong họ đạo. Chi phí xây dựng ngôi nhà thờ này cũng do ông Huyện Sỹ dâng lên.
Lời kết
Ngôi nhà thờ có sự khác biệt giữa kiến trúc Roman và Gothic là các công trình của phong cách kiến trúc Roman có những mái vòm tròn và cùng những ngọn tháp cùn, cửa sổ cũng khá ít. Còn công trình kiến trúc kiểu Gothic lại có các tháp nhọn, mái vòm nhọn, cùng nhiều cửa sổ. Đến với nhà thờ Chí Hòa bạn có thể tham quan và tham dự giờ lễ nhà thờ Chí Hòa. Cùng cầu nguyện và dâng lên lời tạ ơn cùng với Chúa và Mẹ.
>>>> Xem thêm: Giờ Lễ Nhà Thờ Rạng Mũi Né